T7. Th7 27th, 2024

Tình hình kinh tế – xã hội TP Hà Nội quý IV và năm 2022

Năm 2022, kinh tế xã hội thành phố Hà Nội diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh, phức tạp hơn so với dự báo. Xung đột vũ trang tại Ukraine kéo dài cùng các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu đối với Nga làm gián đoạn nguồn cung lương thực, đ ẩy giá năng lượng, dịch vụ, hàng hóa thiết yếu tăng cao; áp lực lạm phát, xu hướng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ1 và hậu quả của đại dịch Covid19 dẫn đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm.

Ở trong nước, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức , nhất là bối cảnh thế giới, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc đẩy nhanh tỉ lệ bao phủ tiêm vắc xin vượt trội, kiểm soát tốt dịch Covid -19 và triển khai hiệu quả Chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh
tế xã hội nên tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền ki nh tế được bảo đảm. Đối với Thủ đô Hà Nội, ngay từ đầu năm, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đã ch đạo các cấp, các ngành, địa phương chủ động, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, bảo đảm phù hp vi tình hình và yêu cu thc tin; tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở cửa trở lại các hoạt động kinh doanh, du lịch, nhà hàng, khách sạn tạo động lực cho ngành dịch vụ phát triển; ưu tiên khôi phục hoạt động văn hóa, xã hội trên địa bàn. Nhờ đó, kinh tế xã hội Thành phố phục hồi
tích cực và đạt kết quả quan trọng, khá toàn diện. Cụ thể các ngành, lĩnh vực quý IV và năm 2022 như sau:
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý IV/2022 ước tính tăng 6,76% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,08%; khu vực dịch vụ tăng 6,79%; khu vực nông, âm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,35%.

Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế tiếp tục duy trì tăng trưởng khá, ước tính quý IV tăng 6,79% so cùng kỳ năm trước2, đóng góp 4,23 điểm % vào mức tăng trưởng GRDP. Trong đó, một số ngành tăng cao và đóng góp nhiều vào mức tăng chung GRDP như: Vận tải, kho bãi tăng 14,74%, đóng góp 0,96 điểm %; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 8,57%, đóng góp 0,94 điểm %; thông tin, truyền thông tăng 6,85%, đóng góp 0,92 điểm %; hành chính và dịch vụ hỗ trợ (bao gồm cả du lịch, lữ hành) tăng 29,36%, đóng góp 0,73 điểm %; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ tăng 5,76%, đóng góp 0,37 điểm %; bán buôn, bán lẻ tăng 3,16%, đóng góp 0,3 điểm %; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8,4%, đóng góp 0,15 điểm %; giáo dục và đào tạo tăng 5,13%, đóng góp 0,13 điểm %.

Khu vực công nghiệp – xây dựng ước tính quý IV năm nay tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước3, đóng góp 1,83 điểm % vào mức tăng chung. Ngành công nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi sản xuất, ước tính giá trị tăng thêm quý IV tăng 8,97% so với cùng kỳ, đóng góp 1,35 điểm % vào mức tăng chung, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,26%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,57%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,36%. Ngành xây dựng quý IV tăng 4,45%, đóng góp 0,48 điểm %.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tính quý IV tăng 3,74% so với cùng kỳ năm trước4, đóng góp 0,07 điểm % vào mức tăng chung. Ngành nông nghiệp quý IV năm nay tăng khá so với cùng kỳ và so với các quý trước chủ yếu do chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không xuất hiện dịch bệnh lớn,

đồng thời cuối năm là thời gian thu hoạch sản lượng cây hàng năm có giá trị kinh tế cao. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm quý IV ước tính tăng 6,35%, chiếm 0,63 điểm % tăng trưởng GRDP của Thành phố.

Tính chung năm 2022, GRDP của Thành phố ước tính tăng 8,89% so với năm 2021, vượt kế hoạch đề ra (7,0% – 7,5%) và là mức tăng cao trong nhiều năm gần đây5 thể hiện sự quyết tâm của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp và sự đồng lòng của toàn thể Nhân dân Thủ đô trong thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đẩy mạnh phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Khu vực dịch vụ năm 2022 ước tính tăng 10,06% so với năm 2021, đóng góp 6,44 điểm % vào mức tăng GRDP. Trong năm các hoạt động kinh doanh, du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải, văn hóa, thông tin… được đẩy mạnh trong trạng thái bình thường mới, tạo đà phục hồi ngành thương mại, dịch vụ, Thành phố đã tăng cường thực hiện các chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng, phát triển các loại hình kinh doanh đa dạng, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, hướng đến thị trường tiêu dùng thông minh, đồng thời kết nối nhanh hơn giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Một số ngành dịch vụ tăng cao so với năm trước, đóng góp vào mức tăng chung của nền kinh tế: Vận tải kho bãi tăng 15,36%, đóng góp 1,08 điểm %; thông tin và truyền thông tăng 6,5%, đóng góp 0,97 điểm %; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (bao gồm du lịch, lữ hành) tăng 40,51%, đóng góp 0,97 điểm %; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,19%, đóng góp 0,95 điểm %; bán buôn, bán lẻ tăng 8,58%, đóng góp 0,83 điểm %; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 33,7%, đóng góp 0,48 điểm %; kinh doanh bất động sản tăng 11,17%, đóng góp 0,47 điểm %; hoạt động chuyên môn khoa học, công nghệ tăng 6,35%, đóng góp 0,41 điểm %; giáo dục và đào tạo tăng 6,36%, đóng góp 0,21 điểm %; quản lý Nhà nước tăng 6,04%, đóng góp 0,09 điểm %; nghệ thuật, vui chơi, giải trí tăng 8,69%, đóng góp 0,05 điểm %; dịch vụ khác tăng 17,84%, đóng góp 0,1 điểm %. Riêng hoạt động y tế và trợ giúp xã hội năm nay giảm 10,86%6 do Thành phố kiểm soát tốt dịch Covid-19, tác động làm giảm 0,17 điểm % mức tăng GRDP.

Khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2022 tăng 7,74% so với năm 2021, đóng góp 1,75 điểm % vào mức tăng GRDP, trong đó ngành công nghiệp tăng 8,03%, đóng góp 1,14 điểm %. Năm 2022, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò quan trọng với mức tăng 8,11%, đóng góp 1,04 điểm % nhờ

các doanh nghiệp sản suất đã nối lại chuỗi cung ứng bị gián đoạn sau 2 năm chịu ảnh hưởng dịch Covid-197. Một số ngành tăng trưởng ấn tượng như công nghiệp dệt may, sản xuất đồ uống, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, sản xuất phương tiện vận tải, sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học… Ngành xây dựng năm 2022 tăng 7,26% so với năm trước, đóng góp 0,62 điểm % vào tăng GRDP (năm 2021 tăng 1,37%).

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 tăng 2,58% so với năm trước, đóng góp 0,06 điểm % vào mức tăng GRDP. Trong năm, không xuất hiện dịch bệnh lớn trên đàn gia súc, gia cầm; hoạt động tái đàn được quan tâm, chú trọng, phát triển. Đàn trâu hiện có tăng 4,2% so với năm trước; đàn lợn tăng 4,6%; đàn gia cầm tăng 0,6%. Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, gieo cấy lúa chất lượng cao; mở rộng diện tích trồng rau, hoa, cây cảnh; tăng các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình GAP, VietGAP, rau hữu cơ. Chuyển đổi diện tích lúa tại các vùng khó khăn về tưới tiêu sang trồng cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm năm 2022 ước tính tăng 5,76% so với năm 2021, chiếm 0,64 điểm % mức tăng GRDP chung.

Quy mô GRDP năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 1.196 nghìn tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt 141,8 triệu đồng, tăng 10,6% so với năm 2021. Cơ cấu GRDP năm 2022: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,08%

GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,04%; khu vực dịch vụ chiếm 63,22%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,66% (Cơ cấu GRDP năm 2021 tương ứng là: 2,27%; 24,31%; 62,46% và 10,96%).

  1. 2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Năm 2022, công tác chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất tạo năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế cao được quan tâm chú trọng. Sản xuất chăn nuôi phát triển, không xảy ra dịch bệnh lớn. Hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng thực hiện tốt. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục được duy trì.

2.1. Nông nghiệp

Sản xuất lúa: Diện tích gieo trồng lúa năm 2022 trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 158,5 nghìn ha, bằng 97,8% năm trước, trong đó lúa Xuân 83,6 nghìn ha, bằng 98,3%; lúa Mùa 74,9 nghìn ha, bằng 97,2%. Diện tích lúa năm nay giảm do một số địa phương chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp và sang các mô hình sản xuất khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản…

Năng suất lúa cả năm ước đạt 60,1 tạ/ha, bằng 99% năm 2021 (lúa Xuân đạt 61,6 tạ/ha, bằng 98,4%; lúa Mùa đạt 58,4 tạ/ha, bằng 99,8%) do diễn biến thời tiết vụ Xuân không thuận lợi làm cho thời gian sinh trưởng của cây lúa kéo dài dẫn đến ảnh hưởng thời vụ gieo trồng vụ Mùa và ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Sản lượng lúa cả năm 2022 ước đạt 952,7 nghìn tấn, bằng 96,8% năm 2021 (lúa Xuân đạt 515,3 nghìn tấn, bằng 96,7%; lúa Mùa đạt 437,4 nghìn tấn, bằng 97%).

Chăn nuôi: Năm 2022, hoạt động chăn nuôi cơ bản thuận lợi, không xảy ra dịch bệnh lớn trên đàn gia súc, gia cầm; tổng đàn vật nuôi giữ ổn định, các cơ sở, trang trại bám sát diễn biến của thị trường nên có kế hoạch chăn nuôi phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu thực phẩm của người dân Thủ đô. Đàn trâu hiện có 28,7 nghìn con, tăng 4,2% so với năm 2021; đàn bò 130,3 nghìn con, tương đương năm trước; đàn lợn 1,43 triệu con, tăng 4,6%8; đàn gia cầm 40,3 triệu con, tăng 0,6%. Tính chung cả năm 2022, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 2 nghìn tấn, tăng 7,6% so với năm 2021; thịt bò đạt 10,6 nghìn tấn, tăng 0,2%; thịt lợn đạt 235,8 nghìn tấn, tăng 3,7%; thịt gia cầm đạt 160,9 nghìn tấn, giảm 1,2%; trứng gia cầm đạt 2.728 triệu quả, tăng 5,6%.

2.2. Lâm nghiệp và thủy sản

Diện tích rừng trồng mới năm 2022 ước đạt 84 ha, tăng 2,4% so với năm 2021, trong đó diện tích rừng sản xuất đạt 83 ha, tăng 1,2%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước tính đạt 700 nghìn cây, tăng 1,4%; sản lượng gỗ khai thác đạt 24,9 nghìn m3, giảm 5%; sản lượng củi khai thác đạt 771 ste, tăng 4,9%. Năm 2022, trên địa bàn Thành phố xảy ra 2 vụ cháy rừng, làm 5 ha rừng bị cháy, tăng 1 vụ và giảm 2,5 ha so với năm 2021.

Sản lượng thủy sản tháng Mười Hai ước tính đạt 15,1 nghìn tấn (chủ yếu sản lượng cá), tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 15 nghìn tấn, tăng 3,2%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 72 tấn, giảm 2,7%. Tính chung cả năm 2022, diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 23,3 nghìn ha, tăng 0,5% so với năm 2021; tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 123,1 nghìn tấn, tăng 2,9%, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 121,4 nghìn tấn, tăng 3%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 1,7 nghìn tấn, giảm 0,5%.

  1. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trong quý IV tiếp tục duy trì đà phục hồi tăng trưởng tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp quý IV tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước9. Tính chung cả năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,8% so với năm 2021, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9%, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng chung của ngành công nghiệp.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng Mười Hai ước tính tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,3% và tăng 9,2%; sản xuất và phân phối điện giảm 1,8% và tăng 5,2%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải giảm 0,4% và tăng 9,6%; khai khoáng giảm 1% và giảm 2%.

Ước tính quý IV/2022, chỉ số IIP tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 9,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,8%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 9,9%; khai khoáng giảm 3,1%. Tính chung cả năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,8% so với năm 2021 (năm 2021 tăng 4,8%), trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9%; sản xuất và phân phối điện tăng 6%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 8,9%; khai khoáng giảm 5,1%.

Trong năm 2022, một số ngành chế biến, chế tạo có chỉ số IIP đạt mức tăng cao so với năm trước: Sản xuất đồ uống tăng 18,4%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 18,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 16,5%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 13,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 11,4%; sản xuất trang phục tăng 11,2%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 11,1%; sản xuất phương tiện vận tải tăng 10,7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học tăng 10,5%. Tuy nhiên, một số ngành chỉ số IIP giảm so với năm trước như: Sản xuất máy móc, thiết bị giảm 8,7%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 1,9%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 0,1%.

Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng 12/2022 ước tính tăng 0,4% so với cuối tháng trước và tương đương cuối năm 2021. Tính chung cả năm 2022, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 0,1% so với năm 2021, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực Nhà nước giảm 11%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,3%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 0,4%. Chia theo ngành kinh tế, lao động đang làm việc trong ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải năm nay tăng 21,5% so với năm trước; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 0,2%; ngành chế biến, chế tạo giảm 1,2%; ngành khai khoáng giảm 2,8%.

  1. Đầu tư và xây dựng

   4.1. Thực hiện vốn đầu tư

Ngay từ đầu năm, Thành phố đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2022 và thu hút các nguồn vốn ngoài Nhà nước cho đầu tư phát triển. Vốn đầu phát triển năm 2022 tăng 13,8% so với năm 2021; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng 10,3%.

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thành phố quý IV ước tính đạt 163,2 nghìn tỷ đồng, tăng 32,1% so với quý III và tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 467,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2021, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây10, trong đó: Vốn Nhà nước 149,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,4% (vốn Nhà nước Trung ương 91,6 nghìn tỷ đồng, tăng 9%; vốn Nhà nước địa phương quản lý 58,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6%); vốn ngoài nhà nước đạt 287,5 nghìn tỷ đồng, tăng 17,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 30,7 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng Mười Hai ước tính đạt 5.313 tỷ đồng, tăng 17,5% so với tháng trước và giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2021. Ước tính quý IV/2022 vốn thực hiện đạt 14,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với quý III và giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp Thành phố thực hiện 4.695 tỷ đồng, giảm 1% và giảm 2,4%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện thực hiện 9.099 tỷ đồng, tăng 24,5% và giảm 1,4%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã thực hiện 424 tỷ đồng tăng 0,5% và giảm 48,3%. Tính chung cả năm 2022, vốn thực hiện đạt 46,3 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2021 và bằng 90,8% kế hoạch năm, trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp Thành phố thực hiện 18,1 nghìn tỷ đồng, giảm 3,3% và đạt 83,6%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện thực hiện 26,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,7% và đạt 95,9%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã thực hiện 1,6 nghìn tỷ đồng, giảm 28,5% và đạt 100%.

Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tháng Mười Hai, thành phố Hà Nội thu hút 424,6 triệu USD, trong đó: Có 80 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 48 triệu USD; có 41 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký đạt 274,2 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 60 lượt, đạt 102,4 triệu USD. Tính chung cả năm 2022, toàn Thành phố thu hút 1.692 triệu USD vốn FDI, tăng 10,3% so với năm 2021. Trong đó, đăng ký cấp mới 365 dự án với số vốn đạt 233 triệu USD; có 202 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 834 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 388 lượt với số vốn đạt 625 triệu USD, tăng 83,8%.

4.2. Hoạt động xây dựng

Cùng với công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu, các đơn vị thi công tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm, phát triển hạ tầng, góp phần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Tại các doanh nghiệp và hộ dân cư trên địa bàn, việc cải tạo, xây mới nhà xưởng, công trình để ở cũng được khẩn trương thực hiện. Tính chung cả năm 2022 giá trị tăng thêm ngành xây dựng tăng 7,26% so với năm 2021 (năm 2021 tăng 1,37%).

Tình hình thực hiện một số công trình, dự án trên địa bàn Thành phố:

Dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội: Có chiều dài 12,5 km, gồm 8,5 km đường trên cao và 4 km đi ngầm với tổng mức đầu tư 32,9 nghìn tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể chung của dự án đạt khoảng 75,4%. Trong đó, tiến độ thi công đoạn trên cao đạt 97,2%, đoạn ngầm đạt 33%. Ngày 5/12/2022 đoạn trên cao 8,5 km từ Nhổn -Cầu Giấy đã được Thành phố cùng chủ đầu tư kiểm tra, đánh giá chất lượng, chạy thử tích hợp toàn tuyến trong môi trường hạn chế, dự kiến đưa vào sử dụng phục vụ người dân Thủ đô đầu năm 2023, đồng thời tiếp tục thực hiện đoạn đi ngầm theo kế hoạch.

5. Hoạt động doanh nghiệp

5.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Trong tháng Mười Hai, thành phố Hà Nội có 1.981 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 18,8 nghìn tỷ đồng; thực hiện thủ tục giải thể cho 327 doanh nghiệp; đăng ký tạm ngừng hoạt động cho 747 doanh nghiệp; có 594 doanh nghiệp trở lại hoạt động. Cộng dồn cả năm 2022, thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 29,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 23% so với năm 2021; tổng số vốn đăng ký mới đạt 328,4 nghìn tỷ đồng, giảm 5%; thực hiện thủ tục giải thể cho 3,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 16%; có 16,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 38%; 9,8 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 1,5%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng được duy trì 100%, đảm bảo chất lượng và đúng hạn.

5.2. Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV cho thấy: Có 34% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý IV tốt hơn quý III; 40,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 25,2% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn11. Những tháng đầu năm 2023, dự báo tình hình sản xuất sẽ gặp khó khăn hơn quý IV/2022 do các đơn hàng xuất khẩu có xu hướng chậm lại, chi phí đầu vào cho sản xuất chưa có dấu hiệu giảm, có 27,4% số doanh nghiệp nhận định xu hướng quý I/2023 sẽ tiếp tục tốt hơn so với quý IV/2022; 44,5% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 28,1% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Chia theo loại hình kinh tế, có 54,6% doanh nghiệp khu vực Nhà nước dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2023 sẽ ổn định và tốt hơn so với quý IV/2022; tỉ lệ này ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn FDI lần lượt là 76,3% và 59,3%.

6. Hoạt động thương mại, dịch vụ

Năm 2022, Hà Nội đã chủ động tích cực thực hiện tốt việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế -xã hội. Trong năm, các hoạt động thương mại, vận tải, xuất nhập khẩu, du lịch, văn hóa, thể thao được đẩy mạnh, góp phần tăng trưởng các ngành thương mại,

dịch vụ đạt 10,06%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm ước tính tăng 25,2% so với năm trước, mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây12; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 14,9%; thu hút khách du lịch gấp 2,4 lần năm 2021.

6.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Hai ước tính đạt 65,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 43,6 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% và tăng 9,2%; khách sạn, nhà hàng đạt 6,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% và tăng 16%; du lịch, lữ hành đạt 1,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% và gấp 3,1 lần cùng kỳ; dịch vụ khác đạt 14,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% và tăng 1%.

Ước tính quý IV/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 188,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% so với quý trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước13, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 16,6% và tăng 8,8%; khách sạn, nhà hàng giảm 24,9% và tăng 15,8%; du lịch lữ hành giảm 30% và gấp 3,2 lần cùng kỳ; dịch vụ khác tăng 14% và tăng 1,5%.

Tính chung cả năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 697,7 nghìn tỷ đồng, tăng 25,2% so với năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 452,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 64,8% tổng mức và tăng 17,4% so với năm trước (doanh thu đá quý, kim loại quý tăng 32,6%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 30,5%; ô tô con tăng 22%; xăng dầu tăng 19,8%; hàng may mặc tăng 19,2%; phương tiện đi lại tăng 18,1%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 16,3%).

Doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 80,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng mức và tăng 80,4% (dịch vụ lưu trú đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, tăng 48,3%; nhà hàng đạt 75,7 nghìn tỷ đồng, tăng 83%). Doanh thu du lịch lữ hành đạt 14 nghìn tỷ đồng, chiếm 2% và gấp 4,1 lần cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ khác đạt 150,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,6% và tăng 21,6%.

6.2. Vận tải và bưu chính chuyển phát

Vận tải hàng hóa tiếp tục tăng nhanh, đáp ứng yêu cầu vận chuyển và lưu thông hàng hóa, doanh thu năm 2022 tăng 44,4%. Vận tải hành khách phục hồi sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh với doanh thu cả năm tăng 37%. Tính chung doanh thu năm 2022 ngành vận tải và bưu chính chuyển phát tăng 30,7%.

Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng Mười Hai ước tính đạt 108 triệu tấn, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 10,4 tỷ tấn.km, tăng 1,1% và tăng 17,4%; doanh thu ước tính đạt 6 nghìn tỷ đồng, tăng 1% và tăng 14%.

Ước tính quý IV, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 321,4 triệu tấn, tăng 2,2% so với quý trước và tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2021; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 30,8 tỷ tấn.km, tăng 1,8% và tăng 24,4%; doanh thu đạt 17,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2% và tăng 20,3%. Tính chung cả năm 2022, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 1,2 tỷ tấn, tăng 41,4% so với năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 118,1 tỷ tấn.km, tăng 45,1%; doanh thu đạt 67,8 nghìn tỷ đồng, tăng 44,4% (năm 2021 doanh thu giảm 0,7%).

Vận tải hành khách: Số lượt hành khách vận chuyển tháng Mười Hai ước đạt 26,7 triệu lượt người, tăng 0,8% so với tháng trước và gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 853 triệu lượt người.km, tăng 0,8% và tăng 61%; doanh thu ước tính đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% và tăng 75,6%.

Ước tính quý IV, số lượt hành khách vận chuyển đạt 79,3 triệu lượt người, tăng 2,2% so với quý trước và gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển đạt 2,5 tỷ lượt người.km, tăng 2,1% và tăng 80,5%; doanh thu đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% và tăng 84,8%. Tính chung năm 2022, số lượt hành khách vận chuyển đạt 302,2 triệu lượt người, tăng 38,1% so với năm trước; số lượt hành khách luân chuyển đạt 9,2 tỷ lượt người.km, tăng 41,3%; doanh thu đạt 16,1 nghìn tỷ đồng, tăng 37% (năm 2021 doanh thu giảm 26,8%).

Doanh thu hoạt động hỗ trợ vận tải tháng Mười Hai ước tính đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu quý IV/2022 đạt 19,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với quý trước và tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, doanh thu đạt 73,1 nghìn tỷ đồng, tăng 20,9% so với năm trước (năm 2021 doanh thu tăng 3,1%).

Doanh thu dịch vụ bưu chính chuyển phát tháng Mười Hai ước tính đạt 879 tỷ đồng, tương đương tháng trước và tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu quý IV/2022 ước đạt 2.624 tỷ đồng, tăng 2,5% so với quý trước và tăng 31,2% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm 2022, doanh thu đạt 9,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,7% so với năm trước (năm 2021 doanh thu tăng 4,6%).

6.3. Du lịch

Ngay từ những tháng đầu năm 2022, Hà Nội cho phép mở cửa trở lại các điểm du lịch, di tích, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Thành phố tích cực tổ chức nhiều hoạt động Lễ hội, văn hóa, giải trí, tăng cường quảng bá nhằm kích cầu du lịch góp phần thúc đẩy du lịch Thủ đô khởi sắc, phục hồi sau đại dịch. Năm 2022, thành phố Hà Nội được công nhận là “Điểm đến du lịch Thành phố hàng đầu châu Á” và “Điểm đến du lịch Thành phố hàng đầu Thế giới”15 với tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội cả năm ước đạt 2,6 triệu lượt người16, gấp 2,4 lần năm 2021.

6.4. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Năm 2022 ghi nhận nỗ lực vượt bậc của hoạt động xuất, nhập khẩu trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, xung đột tại Ukraine kéo dài và lạm phát cao ở nhiều quốc gia, trong đó có những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm ước tính đạt trên 58 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 17,1 tỷ USD, tăng 10,3%; nhập khẩu hàng hóa đạt 40,9 tỷ USD, tăng 16,9%.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Mười Hai ước tính đạt 1.587 triệu USD, tăng 7,9% so với tháng trước và giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 781 triệu USD, tăng 6,9% và giảm 11,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 806 triệu USD, tăng 8,8% và tăng 9,8%. Trong tháng Mười Hai, các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 265 triệu USD, giảm 12,1%; hàng dệt, may đạt 223 triệu USD, giảm 9,6%; máy móc thiết bị, phụ tùng đạt 180 triệu USD, giảm 4,5%; hàng gốm sứ đạt 19 triệu USD, giảm 16,5%; thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh đạt 12 triệu USD, giảm 65,9%; hàng hóa khác đạt 368 triệu USD, giảm 3,8%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ: Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 185 triệu USD, tăng 9,5%; xăng dầu đạt 109 triệu USD, tăng 44,8%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 82 triệu USD, tăng 7,2%; hàng nông sản đạt 81 triệu USD, tăng 3,3%; giầy dép đạt 47 triệu USD, tăng 31%; điện thoại và linh kiện đạt 16 triệu USD, tăng 96,1%.

Ước tính quý IV, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 4.409 triệu USD, tăng 1,1% so với quý trước và giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 17,1 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2021 (năm 2021 tăng 2,2%), trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9 tỷ USD, tăng 5,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,1 tỷ USD, tăng 15,6%. Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn năm nay tăng so với năm trước: Hàng dệt, may đạt 2.570 triệu USD, tăng 15,7%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 2.525 triệu USD, tăng 16,3%; máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 2.015 triệu USD, tăng 1,6%; xăng dầu đạt 1.258 triệu USD, tăng 83,6%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 883 triệu USD, tăng 17,5%; hàng nông sản đạt 871 triệu USD, tăng 12,2%; hàng hóa khác đạt 4.175 triệu USD, tăng 4,6%. Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm trước: Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1.589 triệu USD, giảm 0,7%; thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh đạt 294 triệu USD, giảm 30,6%; hàng gốm sứ đạt 217 triệu USD, giảm 4%; điện thoại và linh kiện đạt 140 triệu USD, giảm 52%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Mười Hai ước tính đạt 3.570 triệu USD, tăng 1% so với tháng trước và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 2.865 triệu USD, tăng 0,1% và tăng 4,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 705 triệu USD, tăng 5% và giảm 7,2%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý IV ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 6,1% so với quý trước và tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 40,9 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm trước (năm 2021 tăng 20,6%), trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 33,1 tỷ USD, tăng 20,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,8 tỷ USD, tăng 3,3%. Một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn trong năm nay: Máy móc thiết bị phụ tùng đạt 6.681 triệu USD, giảm 1,4%; xăng dầu đạt 5.542 triệu USD, gấp 2,9 lần cùng kỳ; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện 2.971 triệu USD, tăng 9,4%; phương tiện vận tải và phụ tùng 2.673 triệu USD, giảm 1%; sắt thép 1.986 triệu USD, tăng 24,5%; chất dẻo 1.522 triệu USD, tăng 5,2%; sản phẩm hóa chất đạt 1.196 triệu USD, giảm 11,5%; hàng hóa khác đạt 12,8 tỷ USD, tăng 14,3%.

  1. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022 giảm 0,15% so với tháng trước, tăng 2,83% so với tháng 12/2021. CPI bình quân quý IV tăng 3,11% so với bình quân cùng kỳ; bình quân năm 2022 tăng 3,40% so với bình quân năm 2021.

Trong tháng Mười Hai, 2/11 nhóm hàng có CPI giảm so với tháng trước, trong đó: Nhóm giao thông giảm mạnh 2,53% (tác động làm giảm CPI chung 0,25%) do giá xăng, dầu tiếp tục điều chỉnh giảm 3 kỳ liên tiếp vào ngày 01/12, 12/12 và ngày 21/12/2022 khiến bình quân trong tháng giá nhiên liệu giảm so với tháng trước (giá xăng giảm 7,18%, giá dầu diezen giảm 10,64%). Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,07% (tác động làm giảm CPI chung 0,02%) chủ yếu do giá các loại thịt gia súc, gia cầm, thủy, hải sản giảm nên giá nhóm hàng thực phẩm giảm 0,21%. Cũng trong tháng, 8/11 nhóm hàng CPI tăng nhẹ so với tháng trước: Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,61% do thời điểm cuối năm nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,3% do trong tháng giá gas tăng 5,51% so với tháng trước. Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,3% do trong tháng trùng với mùa Lễ hội cuối năm nên lượng khách đến tham quan, vui chơi, giải trí tăng cao; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,29%; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,17%; các nhóm còn lại có CPI tăng nhẹ từ 0,02% – 0,12%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giữ mức giá tương đương tháng trước.

Bình quân quý IV/2022, CPI tăng 3,11% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 9/11 nhóm hàng có CPI tăng: Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 9,57%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,64%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,89%; giao thông tăng 1,95%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,9%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,72%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,41%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,45%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,64%. Có 2/11 nhóm hàng CPI bình quân quý IV giảm so với bình quân cùng kỳ: Bưu chính viễn thông giảm 0,27%; giáo dục giảm 0,08%.

Tính chung cả năm 2022, CPI bình quân tăng 3,40% so với bình quân năm 2021, trong đó: Nhóm giao thông tăng 10,97%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 6,15%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,66%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,3%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,41%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,18%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,95%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,44%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,16%. Có 2/11 nhóm hàng CPI bình quân năm 2022 giảm so với bình quân năm 2021: Bưu chính viễn thông giảm 0,34%; giáo dục giảm 0,11%.

Chỉ số giá vàng tháng Mười Hai tăng 1,09% so với tháng trước, tăng 2,31% so với tháng 12/2021. Bình quân quý IV/2022 chỉ số giá vàng tăng 1,56% so với bình quân cùng kỳ năm trước; bình quân năm 2022, tăng 2,01%.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Mười Hai giảm 2,51% so với tháng trước, tăng 5,5% so với tháng 12/2021. Bình quân quý IV năm nay chỉ số giá đô la Mỹ tăng 6,61% so với bình quân cùng kỳ năm trước; bình quân năm 2022, tăng 1,96%.

8. Tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán

Thu ngân sách trên địa bàn đạt kết quả tích cực, vượt dự toán và tăng so với năm 2021. Công tác chỉ đạo điều hành chi ngân sách bảo đảm kịp thời kinh phí cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đóng vai trò quan trọng góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội.

8.1. Thu, chi ngân sách17

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2022 ước thực hiện 333 nghìn tỷ đồng, đạt 106,8% dự toán pháp lệnh năm và tăng 2,7% so với năm 2021, trong đó: Thu nội địa 304,3 nghìn tỷ đồng, đạt 105,4% dự toán và tăng 1,6% so với năm 2021; thu từ dầu thô 3,7 nghìn tỷ đồng, đạt 336,4% và gấp 1,9 lần cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 24,9 nghìn tỷ đồng, đạt 113,8% và tăng 10,4%.

Chi ngân sách địa phương năm 2022 ước thực hiện 101 nghìn tỷ đồng, đạt 94,1% dự toán năm và tăng 18,9% so với năm 2021, trong đó: Chi đầu tư phát triển 46 nghìn tỷ đồng, đạt 90,1% dự toán và tăng 22,3%; chi thường xuyên 50,9 nghìn tỷ đồng, đạt 95,5% và tăng 8,5%.

8.2. Tín dụng ngân hàng

Tình hình thực hiện lãi suất: Tháng Mười Hai, các Tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về lãi suất do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định với xu hướng tăng nhẹ so với tháng trước, phổ biến ở mức 0,1 – 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,9 – 6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 6 -7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 7,4 – 8,5%/năm. Lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản vay cũ và mới còn dư nợ ở mức 8,4 -9,8%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) bình quân khoảng 5,5%/năm theo quy định của NHNN. Lãi suất huy động USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.

Hoạt động huy động vốn: Theo báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, tính đến hết tháng Mười Hai, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 4.611 nghìn tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 8,5% so với thời điểm kết thúc năm 2021, trong đó tiền gửi đạt 4.209 nghìn tỷ đồng18, tăng 0,4% và tăng 8,8%; phát hành giấy tờ có giá đạt 402 nghìn tỷ đồng, tương đương tháng trước và tăng 5,3%.

Hoạt động tín dụng: Tính đến hết tháng Mười Hai, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố đạt 3.002 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so tháng trước và tăng 16,1% so với thời điểm kết thúc năm 2021, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.168 nghìn tỷ đồng, tăng 1% và tăng 17%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 1.834 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% và tăng 15,6%. Các TCTD tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các khoản vay có vấn đề trước khi phát sinh tình trạng nợ xấu. Tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chiếm 1,6% trong tổng dư nợ và 1,7% tổng dư nợ cho vay.

8.3. Thị trường chứng khoán

Tính đến hết tháng 11/2022, trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán (HNX và Upcom) do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội quản lý có 1.200 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch, trong đó HNX có 341 doanh nghiệp và Upcom có 859 doanh nghiệp. Giá trị niêm yết trên cả hai sàn đạt 549,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 145,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% và tăng 13,6%; Upcom đạt 404 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% và tăng 2,5%. Giá trị vốn hóa toàn thị trường tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng Mười Một đạt 1.199 nghìn tỷ đồng, giảm 3,4% so với tháng trước và giảm 38,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HNX đạt 252 nghìn tỷ đồng, giảm 1,5% và giảm 48,2%; Upcom đạt 947 nghìn tỷ đồng, giảm 3,9% và giảm 34,7%.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Dân số, lao động và giải quyết việc làm

Năm 2022, dân số Hà Nội tăng 1,3% so với năm trước; 72,2% lực lượng lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, tăng 1,1%. Thị trường lao động việc làm ghi nhận sự phục hồi tích cực sau 2 năm ảnh hưởng dịch bệnh, số lao động tìm được việc làm năm 2022 tăng 13% so với năm trước; tỉ lệ thất nghiệp khu vực Thành thị thấp hơn 0,79%.

Dân số trung bình trên địa bàn Thành phố năm 2022 ước tính đạt 8.435,6 nghìn người, tăng 1,3% so với năm 2021, trong đó dân số khu vực thành thị 4.138,5 nghìn người, chiếm 49,1% tổng dân số và tăng 1,1%; dân số khu vực nông thôn 4.297,1 nghìn người, chiếm 50,9% và tăng 1,5%. Chia theo giới tính dân số nam 4.184,6 nghìn người, chiếm 49,6% và tăng 1,3% so với năm 2021; dân số nữ 4.251 nghìn người, chiếm 50,4% và tăng 1,2%. Theo kết quả sơ bộ của Điều tra lao động việc làm, năm 2022 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia vào hoạt động kinh tế gần 4,2 triệu người, tăng 1,6% so với năm 2021; tỷ lệ thất nghiệp toàn Thành phố là 2,23%, giảm 0,37% (khu vực Thành thị là 3,18%, giảm 0,79%)19, vượt kế hoạch đề ra.

Những tháng cuối năm, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động theo hướng linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập. Theo đó, số lao động được giải quyết việc làm tháng 12/2022 đạt 7,6 nghìn người, trong đó: Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho đối tượng nghèo, đối tượng chính sách xã hội vay với tổng số tiền 258 tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho 4.259 lao động; có 2.188 người nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại các phiên, sàn giao dịch việc làm; có 720 người được giải quyết việc làm qua hình thức xuất khẩu lao động; 392 người có việc làm qua hình thức cung ứng dịch vụ việc làm từ các doanh nghiệp và hình thức khác.

  1. Bảo đảm an sinh xã hội

Công tác bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2022 đã được Thành phố và các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Các chính sách xã hội được chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Thành phố ưu tiên các nguồn lực nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống nhân dân Thủ đô, góp phần giảm nghèo bền vững.

Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Thành phố đã tặng trên 1,9 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách ưu đãi, người có công, hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, đối tượng bảo trợ xã hội, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, công nhân viên chức lao động đã nghỉ hưu, mất sức với tổng số tiền 724,7 tỷ đồng, đạt 183% kế hoạch, tăng 17,3% so với kết quả tặng quà Tết Nguyên đán Tân Sửu 202121. Tổ chức và hoàn thành tốt các hoạt động Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ, đã vận động được 46,4 tỷ đồng vào Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa, đạt 193,5% kế hoạch; tặng 6.208 sổ tiết kiệm tình nghĩa với kinh phí trên 9,6 tỷ đồng, đạt 204%; tu sửa, nâng cấp 143 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí 99,8 tỷ đồng, đạt 178,7%; hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở cho 373 hộ gia đình người có công với kinh phí gần 14,3 tỷ đồng, đạt 167,4%; trao tặng trên 383,4 nghìn suất quà cho các đối tượng chính sách theo quy định tương ứng với số tiền gần 178 tỷ đồng22, phụng dưỡng 81 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; trao tặng hỗ trợ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị mỗi tỉnh 3 tỷ đồng

quỹ an sinh xã hội, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người có công, gia đình chính sách. Nhân dịp Quốc khánh 2/9/2022, Thành phố đã chuyển 3,7 nghìn suất quà tặng từ nguồn ngân sách và nguồn vận động xã hội hoá với số tiền 3,6 tỷ đồng đến các đối tượng chính sách theo quy định.

Cũng trong năm 2022, Thành phố đã giải quyết hơn 23,5 nghìn hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi người có công và thân nhân người có công với cách mạng với số tiền 85,5 tỷ đồng. Đến nay, Thành phố đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp 12 tháng năm 2022 cho trên 82 nghìn người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 1.805 tỷ đồng, chi trả trợ cấp một lần là 150 tỷ đồng, chi điều dưỡng người có công 73,2 tỷ đồng. Trên địa bàn Thành phố hiện có 202,4 nghìn đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng và 2,8 nghìn đối tượng bảo trợ xã hội đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội của Thành phố.

  1. Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội

Năm 2022, chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế tiếp tục được Thành phố tổ chức thực hiện hiệu quả, đóng vai trò là trụ cột của an sinh xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân Thủ đô. Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng với 92,9% dân số toàn Thành phố.

Tính đến tháng 12/2022, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế của Thành phố đạt 92,9% dân số23 với gần 7.738 nghìn người tham gia, tăng 0,9% so với tháng trước, tăng 3,4% so với tháng 12/2021; có 1.980 nghìn người tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc (chiếm 40,4% lực lượng trong độ tuổi lao động), tăng 0,5% so với tháng trước, tăng 6,3% so với tháng 12/2021; gần 73,2 nghìn người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện (chiếm 1,5%), tăng 3,3% và tăng 15,6%; có 1.914 nghìn người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (chiếm 38,9%), tăng 0,6% và tăng 6,5%24.

  1. Giáo dục, đào tạo và dạy nghề

Mc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, vừa ứng phó với tình hình phức tạp của dịch bệnh, vừa thực hiện các nhiệm vụ lớn của ngành. Song Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã tích cực, chủ động, linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học, tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đổi mới. Năm 2022, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp toàn Thành phố đạt 99,1%; khẳng định vị trí đứng đầu trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và các kỳ thi khác.

Năm 2022, ngành Giáo dục và đào tạo Hà Nội nỗ lực, sáng tạo, vượt khó trong dạy và học, tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học đã mang lại kết quả tích cực. Chất lượng giáo dục, đào tạo Hà Nội được giữ vững, hoàn thành kế hoạch đề ra. Trong kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia, Hà Nội là đơn vị đứng đầu với 125 giải thưởng, trong đó có 7 giải Nhất, 37 giải Nhì, 33 giải Ba, 48 giải Khuyến khích. Tại cuộc thi Olympic Vật lý Bắc Âu, đoàn Hà Nội đạt 2 huy chương Bạc, 2 huy chương Đồng, 1 Bằng khen của Ban tổ chức. Có 4/4 đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh trung học phổ thông dự thi quốc gia đạt giải với 2 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba, trong đó Đề tài giành giải nhất được dự thi quốc tế tại Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, trong Kỳ thi Olympic quốc tế về Thiên văn học và Vật lý Thiên văn lần thứ 15 với sự tham gia của học sinh đến từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đoàn học sinh Hà Nội đạt 1 huy chương bạc, 5 huy chương đồng, 1 giải khuyến khích.

  1. Tình hình dịch bệnh

Đến nay, trên địa bàn Hà Nội dịch Covid-19 được kiểm soát tốt; công tác tiêm chủng được Thành phố quan tâm chú trọng với độ bao phủ tiêm phòng vắc xin rộng; các dịch bệnh khác xuất hiện rải rác tại một số quận, huyện nhưng không ghi nhận ổ dịch lớn.

Những tháng đầu năm 2022, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên Thế giới và trong nước với số ca mắc tăng cao. Bằng các giải pháp cụ thể, Thành phố đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt phòng chống dịch Covid-19 theo từng

cấp độ phù hợp với mỗi địa phương, mỗi lĩnh vực trong điều kiện bình thường mới, đẩy nhanh tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin phòng dịch trên địa bàn. Nhờ đó, Thành phố kiểm soát tốt dịch Covid-19, tỷ lệ số ca mắc mới, số ca phải nhập viện điều trị và số ca tử vong giảm mạnh so với đầu năm. Tính từ đầu mùa dịch đến 18h ngày 25/12/2022 Hà Nội ghi nhận gần 1.637 nghìn ca mắc Covid-19, trong đó 1.347 người đã tử vong. Công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn Hà Nội đến nay đã tiêm được gần 21,6 triệu mũi, trong đó: Trẻ từ 5 đến 11 tuổi, mũi 1 đạt 77,6% và mũi 2 đạt 56,4%. Trẻ từ 12 đến 17 tuổi, mũi 1 và mũi 2 đạt 99,9%; mũi 3 đạt 58,1%. Người trên 18 tuổi, mũi 1, mũi 2 và mũi bổ sung đạt 99,9%; mũi 3 đạt 98,9%; mũi 4 đạt 84,1%.

  1. Hoạt động văn hóa, thể thao

Năm 2022, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa nghệ thuật phục hồi mạnh mẽ, tại các di tích lịch sử đã thu hút 1,7 triệu lượt khách đến tham quan; Thành phố tổ chức thành công SEA Games 31 tạo ấn tượng đẹp với bạn bè trong nước và quốc tế; thể thao Hà Nội góp phần quan trọng vào thành tích chung của Thể thao Việt Nam với vị trí Nhất toàn đoàn tại SEA Games 31 và Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX.

Hoạt động văn hóa: Trong năm 2022, công tác tổ chức trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan Chào mừng các ngày Lễ lớn, các sự kiện trọng đại của Đất nước và Thủ đô được Thành phố quan tâm chú trọng. Thành phố đã thực hiện 1.278 tin, bài tuyên truyền và 2.680 ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng; xuất bản trang Thông tin điện tử hanoicreativecity.com (Hà Nội – Thành phố sáng tạo), trang Thông tin điện tử hanoidep.vn với hơn 1.000 bài viết và 2.340 ảnh. Trang trí, cổ động trực quan với 8.406 m2 pano và 11,8 nghìn băng rôn tại các cụm pano cố định, khu vực đảo giao thông, trên các trục đường,

tuyến phố chính, khu vực trung tâm Thành phố và xung quanh khu vực diễn ra sự kiện. Bên cạnh đó, Thành phố nỗ lực thực hiện nhiều chương trình biểu diễn nhằm khôi phục các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu của người dân trong điều kiện bình thường mới. Cũng trong năm 2022, Thành phố đã ghi nhận lượng lớn khách tham quan tại các di tích lịch sử như Đền Ngọc Sơn, Nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu – Quốc Tử Giám… với hơn 1,7 triệu lượt người, doanh thu phí, lệ phí đạt 46,3 tỷ đồng (đạt 200% kế hoạch giao); các đơn vị nghệ thuật đã tổ chức 870 buổi biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị với 650 nghìn lượt người xem, doanh thu đạt 17,3 tỷ đồng; tổ chức 346 buổi chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị tại các huyện, thị xã với gần 38,4 nghìn lượt người xem.

Công tác chuẩn bị đón Tết: Đến nay, Thành phố đã chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân Thủ đô mừng năm mới 2023, vui xuân và đón Tết Nguyên đán Quý Mão lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tạo khí thế phấn khởi. Phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc, quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội theo quy định của Trung ương và các chính sách đặc thù của Thành phố, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong dịp Tết, đặc biệt là các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, các hộ nghèo, gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; đồng bào các địa phương vùng xa trung tâm còn gặp khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều được vui xuân, đón Tết. Tổ chức việc thăm hỏi, chúc Tết thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, cán bộ lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang, các lực lượng làm nhiệm vụ trong những ngày Tết. Thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, hội nghị tổng kết năm, gặp mặt đầu năm, Tết trồng cây… thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của Thủ đô.

Hoạt động thể thao: Sự kiện nổi bật trong năm 2022 là Thủ đô Hà Nội được chọn làm địa điểm đăng cai chính, nơi diễn ra Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc và tổ chức 18/40 môn thi đấu của SEA Games 31 tại 16 địa điểm. Thành tích thi đấu của Đoàn Thể thao Hà Nội tại SEA Games 31 đạt kết quả ấn tượng, vượt chỉ tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào thành tích chung của Thể thao Việt Nam giữ vững vị trí Nhất toàn đoàn tại SEA Games 31 và xác lập kỷ lục về số huy chương trong lịch sử Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Tham dự thi đấu 37 môn và phân môn tại Đại hội, các huấn luyện viên, vận động viên của Thể thao Hà

Nội đã xuất sắc giành 151 huy chương (62 huy chương Vàng, 35 huy chương bạc, 54 huy chương Đồng), chiếm 30,2% tổng số huy chương của đoàn thể thao Việt Nam.

  1. Trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Năm 2022, Thành phố đã triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn hơn 490 lượt kỳ, cuộc, các mục tiêu, công trình trọng điểm, các đoàn khách quốc tế, cùng nhiều sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng diễn ra trên địa bàn Thủ đô. Bảo vệ thành công, an toàn tuyệt đối Lễ Khai mạc, Bế mạc, các buổi thi đấu và hoạt động bên lề SEA Games 31 tại Hà Nội.

Theo số liệu tổng hợp từ Công an Thành phố, trong tháng Mười Hai27 trên địa bàn Hà Nội đã phát hiện 271 vụ phạm pháp hình sự, bắt giữ theo luật 376 đối tượng; 180 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế, bắt giữ 216 đối tượng; 45 vụ cờ bạc, bắt giữ 193 đối tượng; 155 vụ vi phạm pháp luật về ma túy, bắt giữ 272 đối tượng; xử lý 258 vụ vi phạm về bảo vệ môi trường với 261 đối tượng; tổng thu nộp ngân sách nhà nước hơn 2,1 tỷ đồng. Cộng dồn từ đầu năm 2022, phát hiện 3,2 nghìn vụ phạm pháp hình sự, bắt giữ theo luật 4,9 đối tượng; 3,1 nghìn vụ vi phạm pháp luật về kinh tế, bắt giữ 3,3 nghìn đối tượng; 495 vụ cờ bạc, bắt giữ 2,5 nghìn đối tượng; 3,3 nghìn vụ vi phạm pháp luật về ma túy, bắt giữ 4,6 nghìn đối; xử lý 7,5 nghìn vụ vi phạm về bảo vệ môi trường với 7,7 nghìn đối tượng; thu nộp ngân sách nhà nước 35,5 tỷ đồng.

Cũng trong tháng Mười Hai, trên địa bàn Thành phố đã xảy ra 57 vụ tai nạn giao thông làm 30 người chết và bị thương 41 người. Cộng dồn từ đầu năm 2022, trên địa bàn Thành phố xảy ra 812 vụ tai nạn giao thông, làm 408 người chết và bị thương 573 người (năm 2021 xảy ra 827 vụ tai nạn giao thông làm 348 người chết và 548 người bị thương). Trong đó: 801 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 399 người chết và bị thương 569 người; có 10 vụ tai nạn đường sắt làm chết 7 người và bị thương 4 người; 1 vụ tai nạn đường thủy làm chết 2 người.

Về phòng chống cháy nổ, tháng Mười Hai trên địa bàn Thành phố xảy ra 31 vụ cháy làm 2 người chết, trong đó có 2 vụ cháy nghiêm trọng, 15 vụ cháy trung bình và 14 vụ cháy nhỏ, các cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân và đánh giá thiệt hại về tài sản do các vụ cháy gây ra. Cộng dồn từ đầu năm 2022, trên địa bàn Thành phố xảy ra 387 vụ cháy làm 24 người chết và 17 người bị thương (năm 2021 xảy ra 354 vụ cháy làm 14 người chết và 24 người bị thương).

Khái quát lại, năm 2022 trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, tác động mạnh đến kinh tế – xã hội cả nước và thành phố Hà Nội, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân Thủ đô, kinh tế – xã hội Thành phố đã phục hồi tăng trưởng tích cực và đạt được kết quả quan trọng ở nhiều ngành, lĩnh vực: GRDP ước tính tăng 8,89% (vượt kế hoạch 7,0 – 7,5%); thu ngân sách Nhà nước tăng 6,8% so với dự toán. Khu vực dịch vụ phục hồi tích cực, cung ứng hàng hóa đảm bảo, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao; chỉ số giá tiêu (CPI) được kiểm soát. Sản xuất công nghiệp nhanh chóng vượt qua khó khăn, giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Sản xuất nông nghiệp duy trì ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm trên địa bàn. Các hoạt động du lịch, văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao diễn ra sôi động; thị trường lao động việc làm, an sinh xã hội được đảm bảo và cải thiện.

Dự báo năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp về chính trị, an ninh, kinh tế; tăng trưởng toàn cầu có xu hướng chậm lại; nguy cơ suy thoái kinh tế và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin gia tăng. Ở trong nước, tình hình kinh tế có những thời cơ, thuận lợi nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, tác động đến kinh tế Thủ đô. Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội Thành phố năm 2023, đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ

đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố về thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 với chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, đồng thời tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng và giải phóng mặt bằng cho dự án. Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi, nhất là về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực để hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Hai là, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án từ những tháng đầu năm, nhất là các dự án lớn, công trình trọng điểm có tính đột phá và giá trị lan tỏa cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế.

Ba là, đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp theo định hướng Chương trình phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố. Củng cố, nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng, sản xuất kinh doanh trong khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Bốn là, tổ chức tốt hoạt động kết nối cung – cầu hàng hóa với các tỉnh, thành phố; thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tổ chức thêm các chương trình khuyến mại tập trung, các phiên chợ Việt. Phát triển mạnh thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trực tuyến. Kiểm soát tốt thị trường giá cả, chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái. Công khai, minh bạch trong điều hành giá hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu, không để hiện tượng lợi dụng tăng giá.

Năm là, tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp bảo đảm kế hoạch, thời vụ. Tiếp tục cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng diện tích lúa chất lượng cao, mở rộng diện tích trồng rau, hoa, cây cảnh, các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình GAP, VietGAP, rau hữu cơ; phát triển thêm các sản phẩm OCOP. Kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đẩy mạnh tái đàn, giữ ổn định đàn lợn khoảng 1,6-1,8 triệu con; đàn gia cầm 38-40 triệu con.

Cục Thống kê TP Hà Nội.

By Phổ biến thông tin thống kê

Cảm ơn bạn đã đọc bài

Related Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *