T7. Th7 27th, 2024

Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành Xây dựng Quý I năm 2023 và dự báo Quý II năm 2023

Hoạt động SXKD của các doanh nghiệp xây dựng quý I/2023 khó khăn hơn quý IV/2022 với 15,7% doanh nghiệp nhận định hoạt động SXKD quý I/2023 thuận lợi hơn quý IV/2022; 36,0% số doanh nghiệp nhận định hoạt động SXKD giữ ổn định và 48,3% số doanh nghiệp nhận định hoạt động SXKD khó khăn hơn[12]. Dự báo quý II/2023 so với quý I/2023, các doanh nghiệp xây dựng nhận định hoạt động SXKD tốt lên với 27,4% doanh nghiệp dự báo hoạt động SXKD thuận lợi hơn; 38,8% nhận định giữ ổn định và 33,8% dự báo khó khăn hơn.

1. Tổng quan chung về hoạt động SXKD

         Đánh giá hoạt động SXKD của doanh nghiệp xây dựng có thể dựa trên các chỉ số cân bằng. Chỉ số cân bằng chung đánh giá tổng quan xu hướng SXKD của doanh nghiệp, các chỉ số cân bằng thành phần (chi phí sản xuất, sử dụng lao động, hợp đồng xây dựng mới) đánh giá về từng hoạt động SXKD cụ thể của các doanh nghiệp ngành xây dựng.

         Chỉ số cân bằng chung:

 Chỉ số cân bằng xu hướng SXKD ngành xây dựng quý I/2023 so với quý IV/2022[13] là -32,6% (15,7% doanh nghiệp nhận định hoạt động SXKD thuận lợi hơn và 48,3% doanh nghiệp nhận định hoạt động SXKD khó khăn hơn). Dự báo quý II/2023 so với quý I/2023 khả quan hơn với với chỉ số cân bằng là -6,4% (27,4% doanh nghiệp nhận định thuận lợi hơn và 33,8% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn), đây là mức chỉ số cân bằng cao nhất trong các quý kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020.

         Hình13: Chỉ số cân bằng xu hướng SXKD ngành xây dựng (%)

         Chỉ số cân bằng hợp đồng xây dựng mới:

         Chỉ số cân bằng hợp đồng xây dựng mới quý I/2023 so với quý IV/2022 là -33,1% (13,6% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới tăng, 46,7% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới giảm). Chỉ số cân bằng hợp đồng xây dựng mới quý II/2023 so với quý I/2023 dự báo khả quan hơn với -8,2% (24,7% doanh nghiệp dự báo số lượng hợp đồng xây dựng mới tăng; 32,9% doanh nghiệp dự báo số lượng hợp đồng xây dựng mới giảm).

          Các chỉ số cân bằng chi phí sản xuất:

Chỉ số cân bằng tổng chi phí cho hoạt động xây dựng quý I/2023 so với quý IV/2022 là 8,4% (39,2% doanh nghiệp dự báo tăng và 30,8% doanh nghiệp dự báo giảm)[14]. Chỉ số này quý II/2023 so với quý I/2023 có xu hướng tăng với 34,5% (49,1% doanh nghiệp dự báo tăng và 14,6% doanh nghiệp dự báo giảm).

Chỉ số cân bằng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý I/2023 so với quý IV/2022 là 19,6% (46,4% doanh nghiệp dự báo tăng và 26,8% dự báo giảm)[15]. Dự báo quý II/2023 so với quý I/2023 chỉ số này có xu hướng tăng với 39,2% (52,9% doanh nghiệp dự báo tăng và 13,7% dự báo giảm).

Chỉ số cân bằng chi phí nhân công trực tiếp quý I/2023 so với quý IV/2022 là 12,0% (37,6% doanh nghiệp dự báo tăng và 25,6% dự báo giảm)[16] và dự báo quý II/2023 so với quý I/2023 tăng với 32,1% (45,3% doanh nghiệp dự báo tăng và 13,2% dự báo giảm).

Hình 14: Chỉ số cân bằng về chi phí SXKD (%)

        

          Các chỉ cố cân bằng sử dụng lao động:

         Chỉ số cân bằng sử dụng lao động chung quý I/2023 so với quý IV/2022 là -18,5% (13,5% doanh nghiệp dự báo tăng và 32,0% dự báo giảm)[17]. Dự báo quý II/2023 so với quý I/2023 chỉ số này có xu hướng tăng cao với 7,3% (24,0% doanh nghiệp dự báo tăng và 16,7% dự báo giảm).

Hình 15: Chỉ số cân bằng về sử dụng lao động (%)

Chỉ số cân bằng sử dụng lao động thường xuyên quý I/2023 so với quý IV/2022 là -10,1% (7,2% doanh nghiệp dự báo tăng và 17,3% dự báo giảm)[18] và dự báo quý II/2023 so với quý I/2023 tăng với 0,1% (11,0% doanh nghiệp dự báo tăng và 10,9% dự báo giảm).

Chỉ số cân bằng sử dụng lao động thời vụ quý I/2023 so với quý IV/2022 là -21,2% (12,2% doanh nghiệp dự báo tăng và 33,4% dự báo giảm)[19] và dự báo quý II/2023 so với quý I/2023 tăng với 2,8% (22,8% doanh nghiệp dự báo tăng và 20,0% dự báo giảm).

2. Biến động của các yếu tố đầu vào

2.1. Sử dụng lao động

Kết quả khảo sát quý I/2023 cho thấy, có 13,5% doanh nghiệp nhận định lao động chung trong doanh nghiệp tăng so với quý IV/2022; 54,5% doanh nghiệp nhận định lao động chung không đổi và 32,0% doanh nghiệp nhận định lao động chung giảm[20]. Dự báo quý II/2023, có 24,0% doanh nghiệp nhận định lao động chung trong doanh nghiệp tăng so với quý I/2023; 59,3% doanh nghiệp nhận định không đổi và 16,7% doanh nghiệp nhận định lao động chung giảm.

Hình 16: Nhận định về tình hình sử dụng lao động (%)

         Lao động thường xuyên

         Quý I/2023 có 7,2% doanh nghiệp nhận định lao động thường xuyên tăng so với quý IV/2022; 75,5% doanh nghiệp nhận định không đổi và 17,3% doanh nghiệp nhận định giảm. Dự báo quý II/2023, có 11,0% doanh nghiệp nhận định lao động thời vụ tăng so với quý I/2023; 78,1% doanh nghiệp nhận định không đổi và 10,9% doanh nghiệp nhận định giảm.

         Lao động thời vụ

         Theo kết quả khảo sát, quý I/2023 có 12,2% doanh nghiệp nhận định lao động thời vụ tăng so với quý IV/2022; 54,4% doanh nghiệp nhận định không đổi và 33,4% doanh nghiệp nhận định giảm. Dự báo quý II/2023, có 22,8% doanh nghiệp nhận định lao động thời vụ tăng so với quý I/2023; 57,2% doanh nghiệp nhận định không đổi và 20,0% doanh nghiệp nhận định giảm.

2.2. Chi phí sản xuất

         Quý I/2023, có 39,2% doanh nghiệp nhận định tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tăng so với quý IV/2022; 30,0% doanh nghiệp nhận định không thay đổi, 30,8% doanh nghiệp nhận định tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm giảm[21]. Dự báo quý II/2023 so với quý I/2023 có 49,1% doanh nghiệp dự báo tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tăng; 36,3% doanh nghiệp dự báo không đổi và 14,6% doanh nghiệp dự báo tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm giảm.

         Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

         Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy trong quý I/2023, có 46,4% doanh nghiệp nhận định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng so với quý IV/2022; 26,8% doanh nghiệp nhận không đổi và 26,8% doanh nghiệp nhận định giảm. Dự báo quý II/2023, có 52,9% doanh nghiệp dự báo chi phí nguyên vật liệu tăng so với quý II/2023; 33,4% doanh nghiệp cho rằng không đổi và 13,7% doanh nghiệp dự báo giảm.

         Chi phí nhân công trực tiếp

         Quý I/2023, có 37,6% doanh nghiệp nhận định chi phí nhân công trực tiếp tăng; 36,8% doanh nghiệp nhận định chi phí nhân công trực tiếp không đổi và 25,6% doanh nghiệp nhận định chi phí nhân công trực tiếp giảm so với quý IV/2022. Quý II/2023, có 45,3% doanh nghiệp dự báo chi phí nhân công trực tiếp tăng so với quý I/2023, 41,5% doanh nghiệp nhận định không đổi, 13,2% doanh nghiệp dự báo chi phí nhân công trực tiếp giảm.

Hình 17: Nhận định về chi phí SXKD (%)

2.3. Hợp đồng xây dựng mới

Quý I/2023 có 13,6% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới tăng so với quý IV/2022; 39,7% doanh nghiệp nhận định không có sự thay đổi về số lượng hợp đồng xây dựng mới; 46,7% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới giảm. Dự báo quý II/2023 so với quý I/2023, có 24,7% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới tăng; 42,4% doanh nghiệp nhận định không thay đổi; 32,9% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới giảm.

Hình 18: Hợp đồng xây dựng mới (%)

2.4. Năng lực hoạt động của doanh nghiệp

         Kết quả khảo sát quý I/2023 cho thấy, có 24,1% doanh nghiệp đánh giá hoạt động dưới 50% năng lực thực tế của doanh nghiệp, 34,1% doanh nghiệp đánh giá năng lực hoạt động từ 50% đến dưới 70% năng lực thực tế, 25,4% doanh nghiệp đánh giá năng lực hoạt động từ 70% đến dưới 90%, 14,2% doanh nghiệp đánh giá năng lực hoạt động từ 90 đến 100%, 2,2% doanh nghiệp đánh giá doanh nghiệp hoạt động trên 100% năng lực thực tế của doanh nghiệp.

Hình 19: Năng lực hoạt động của doanh nghiệp

3. Vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh

Kết quả khảo sát quý I/2023 cho thấy, có 75,2% doanh nghiệp vay vốn phục vụ SXKD. Theo nguồn vay, có 83,4% doanh nghiệp vay ngân hàng, 10,6% doanh nghiệp vay người thân, 5,2% doanh nghiệp vay tổ chức tín dụng khác, 1,8% doanh nghiệp vay nhân viên ngân hàng, tổ chức tín dụng không qua thủ tục chính thức, 2% doanh nghiệp vay từ các nguồn khác. Trong số các doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng phục vụ SXKD, chỉ có 23,2% doanh nghiệp tiếp cận được các khoản vay ưu đãi, 76,8% doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vay ưu đãi.

Nhận định về tình hình vay vốn cho hoạt động SXKD, có 12,6% doanh nghiệp nhận định tình hình vay vốn quý I/2023 thuận lợi hơn quý IV/2022, 46,5% doanh nghiệp nhận định không thay đổi, 40,9% doanh nghiệp nhận định tình hình vay vốn khó khăn hơn. Dự báo quý II/2023, có 16,0% doanh nghiệp nhận định tình hình vay vốn thuận lợi hơn quý I/2023, 51,3% doanh nghiệp nhận định không thay đổi, 32,7% doanh nghiệp nhận định tình hình vay vốn khó khăn hơn quý I/2023.

Hình 20: Vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh (%)

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp

Quý I/2023, hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp xây dựng là “giá nguyên vật liệu tăng cao”“không có hợp đồng xây dựng mới”. Có 56,4% doanh nghiệp cho rằng “giá nguyên vật liệu tăng cao” là yếu tố ảnh hưởng đến SXKD của doanh nghiệp trong quý I/2023, dự báo quý II/2023 tỷ lệ này giảm còn 51,2%. Tương tự, có 51,8% doanh nghiệp nhận định “không có hợp đồng xây dựng mới” là yếu tố ảnh hưởng đến SKXD của doanh nghiệp trong quý I/2023, dự báo quý II/2023 tỷ lệ này giảm còn 43%.

 Hình 21: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp xây dựng quý I/2023

5. Kiến nghị của doanh nghiệp

Quý I/2023, ngành xây dựng vẫn bị ảnh hưởng bởi những khó khăn như: giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, thị trường bất động sản trầm lắng, thiếu vốn cho hoạt động SXKD… Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xây dựng cũng luôn bám sát, cập nhật thị trường để đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển hoạt động SXKD. Để thúc đẩy hoạt động SXKD của các doanh nghiệp xây dựng trong thời gian tới, các doanh nghiệp xây dựng đề xuất một số nhóm kiến nghị, cụ thể:

(1) 51,9% doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ về vốn cho SXKD như được vay vốn ưu đãi, thủ tục vay vốn thuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm lãi suất cho vay; (2) 49,7% doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ về nguyên vật liệu như đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá nguyên vật liệu; (3) 35,7% doanh nghiệp đề nghị thông tin đấu thầu cần công khai, minh bạch; (4) 32% doanh nghiệp đề nghị tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính; (5) 22,1% doanh nghiệp đề nghị phải có chế tài xử phạt các chủ đầu tư chậm thanh quyết toán nợ đọng xây dựng cơ bản để doanh nghiệp xây dựng quay vòng vốn cho hoạt động SXKD; (6) 21,1% doanh nghiệp đề nghị được bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để đảm bảo thời gian thi công đúng hợp đồng đã ký kết.

Hình 22: Kiến nghị của doanh nghiệp xây dựng (%)

 Ngoài các nhóm kiến nghị trên, các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương:

Thứ nhất, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục pháp lý của các dự án bất động sản;

Thứ hai, giải quyết dứt điểm nợ đọng đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Thứ ba, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn nợ thuế;

Thứ tư, thay đổi nhà thầu xây dựng đối với các nhà thầu thi công không hiệu quả để các doanh nghiệp, nhà thầu khác được tiếp cận hợp đồng xây dựng mới.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

[12] Chỉ số tương ứng của quý IV/2022 là: 25,6% nhận định tình hình SXKD thuận lợi hơn; 34,7% nhận định tình hình SXKD vẫn ổn định và 39,7% doanh nghiệp nhận định tình hình SXKD khó khăn hơn.

[13] Chỉ số tương ứng của quý IV/2022: -14,1% (25,6% doanh nghiệp nhận định thuận lợi hơn và 39,7% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn).

[14] Chỉ số tương ứng của quý IV/2022: 43,8% (57,4% doanh nghiệp nhận định tăng và 13,6% doanh nghiệp nhận định giảm).

[15] Chỉ số tương ứng của quý IV/2022: 44,3% (57,5% doanh nghiệp nhận định tăng và 13,2% nhận định giảm).

[16] Chỉ số tương ứng của quý IV/2022: 36,1% (49,0% doanh nghiệp nhận định tăng và 12,9% nhận định giảm).

[17] Chỉ số tương ứng của quý IV/2022: 7,5% (24,6% doanh nghiệp nhận định tăng và 17,1% nhận định giảm).

[18] Chỉ số tương ứng của quý IV/2022: 1,3% (12,8% doanh nghiệp nhận định tăng và 11,5% nhận định giảm).

[19] Chỉ số tương ứng của quý IV/2022: 2,3% (20,9% doanh nghiệp nhận định tăng và 18,6% nhận định giảm).

[20] Chỉ số tương ứng quý IV/2022: 24,6% doanh nghiệp nhận đinh tăng; 58,3% không đổi và 17,1% doanh nghiệp nhận định giảm.

[21] Chỉ số tương ứng của quý IV/2022: 57,4% nhận định tăng so với quý III/2022; 29,0% doanh nghiệp đánh giá tổng chi phí trên một đơn vị sản phẩm không thay đổi và 13,6% nhận định giảm.

By Phổ biến thông tin thống kê

Cảm ơn bạn đã đọc bài

Related Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *