T7. Th7 27th, 2024

Chập chững vào nghề, liệu có bước được qua!

Đã qua rồi những bước chập chững vào nghề, đã qua rồi một anh chàng “Điều tra viên” tuổi mới đôi mươi trong cuộc điều tra Dân số – Kế hoạch hoá gia đình.

Những câu hỏi nào là cô, là chị dùng biện pháp tránh thai nào, còn kia nữa em gái nhỏ mới mười ba, mười bốn với câu hỏi: “đã bao giờ quan hệ tình dục chưa…? thử hỏi làm sao đây?; cũng có thể sau câu hỏi là cái bạt tai của một ông bố trông rất rữ rằn; tự khoanh tròn vào mã trả lời ư, dễ quá !!! Sao mà, sao mà, mà…khó thế !!! …

Một chút nóng bừng tôi cố chấn tĩnh, phải chăng một việc nhỏ thế này không vượt qua nổi?, thế rồi cũng phải bình tĩnh để phỏng vấn với một tâm trạng gần gũi, cảm thông … và kết quả thật bất ngờ, những người xung quanh xoá đi được hết những cảm xúc xa lạ, những điều kiêng kị thầm kín, để có câu trả lời như tâm sự bộc bạch với chính họ.

Kết thúc cuộc phỏng vấn điều tra, người được phỏng vấn như có cảm giác trút đi được gánh nặng ngàn cân, nở những nụ cười cảm thông, trân trọng như có cảm giác đang được làm những điều to tát để giúp Đảng và Nhà nước có những hoạch định, chính sách chính xác cho chính họ.

          Có phải nghề Thống kê, điều tra khó đến thế là cùng!!!

          Thưa không! Đó cũng chỉ là cái khó nhỏ nhặt trong cái dễ nhất của nghề thống kê, cái công việc mà ai theo nghề cũng đều từng trải. Thật có ai ngờ tôi lại bắt tay vào việc tưởng chừng như chẳng phải làm bao giờ, đó là làm giảng viên trong cuộc tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999.

Một cảm giác mừng, lo lẫn lộn, nào là bài giảng chuẩn bị thế nào?, đã bao giờ đứng trước Hội trường đông người thuyết trình gì đâu?, liệu có “cháy giáo án” không ?; cách nói, cách xưng hô thế nào khi mà ở dưới Hội trường kia có đủ các ông, các bà, các cô, các bác, các anh, các chị và cả các em.

Cái cảm giác đó cứ đeo đẳng từng ngày, từng giờ và rồi ngày tập huấn đã đến, cái giờ phút lên giảng đã điểm, bước lên bục giảng mọi con mắt đổ về, tiếng “úi già”, “chà chà”, “trẻ tợn”…đâu  đó sau lưng làm nóng bừng sắc mặt, tôi cúi mặt đi về phía bục giảng mà không dám ngoảnh lại.

Thế rồi tiếng chào ổn định lớp tập huấn khó khăn cũng đã được cất lên, chỉ mới liếc xuống thôi mà thấy cả Hội trường dọi mắt về một điểm, không một tiếng động, tất cả mọi người nhìn tôi như một “sinh vật lạ”, không một ánh mắt chớp thật là một cảm giác lạnh người, chừng mấy giây tôi chấn tĩnh lấy hết sức cam đảm để vào bài giảng.

Thật là “hoạ vô đơn chí” chính cái ngỡ ngàng của điều tra viên, giảng viên ấy đã làm cho lớp tập huấn trật tự đến khác thường; tôi say sưa giảng, học viên thì chăm chú nghe. Có một điều lạ là dưới Hội trường điều tra viên cứ nhích từng chút, từng chút một từ hai cánh gà vào giữa Hội trường thật là khó hiểu, tôi thấy bối rối bởi cảnh tượng lạ và kịp thời chấn tĩnh quay xuống Hội trường hỏi: “tôi giảng các bác, các anh, các chị có khó nghe lắm không”, một Bác nhiều tuổi giơ tay đứng dậy: “cho tôi có ý kiến”, trời đất! giợn người, một ý nghĩ thoáng trong đầu “có lẽ mình giảng không ổn” …, “đồng chí giảng rất được nhưng đồng chí nói to quá chúng tôi phải né tránh hai cái loa bên cánh gà” …

Trời ạ!!! thật là … “tôi xin phép được điều chỉnh và rút kinh nghiệm”… thế rồi lớp tập huấn bắt đầu có không khí trao đổi giữa giảng viên và điều tra viên rất hào hứng và dí dỏm….

          Buổi chiều phần tập huấn nội dung ghi phiếu Nhà ở và điều kiện sinh hoạt của Hộ, đến phần câu hỏi “Hộ dùng loại hố xí nào”?  nào là các loại hố xí tự hoại, hố xí hai ngăn, hố xí tự thấm, hố xí cầu… và mới dừng lời ở câu “hộ không dùng hố xí”.

Một Chị giơ tay xin phát biểu luôn…: “tôi cũng đã tranh thủ xem phiếu trước rồi, giờ lại nghe đồng chí giảng “hộ không dùng hố xí”, tôi cho rằng trung ương và đồng chí nhầm ở điểm này rồi, làm gì có hộ không dùng hố xí”…; tôi chột dạ trước tình huống bất ngờ và phản ứng gay gắt của học viên, như muốn bật ra một cái gì nhanh để phản ứng trước ý kiến của chị học viên; tôi tôi chần chừ đưa ra ví dụ…… “Tôi ví dụ thế này cả lớp chắc nhớ lâu và dễ hiểu… chuyện là một Bác nông dân thường thì sáng nào cũng dậy từ sáng sớm tinh mơ, vớ cái cuốc trên vai vừa đi vừa huýt sáo ra vườn, chợt Bác dừng lại ở một góc vườn rồi bỗng dưng phập một nhát, sau đó ngồi lên trên phần đất đó…rồi sau đó mươi phút im bặt, bất thần Bác đứng phắt dậy dùng cái cuốc phập một nhát, ập hòn đất vào phần lõm của nhát cuốc trước đó và bình thản hát vu vơ mấy câu “cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao, dù hàm răng không còn cái nào, dù hơi thở có thều thào hơn trước…” …vậy đó các Bác ạ… cả Hội trường ồ lên cười !!!

          Còn nữa!

Tác giả: Cập nhật sau.

By Phổ biến thông tin thống kê

Cảm ơn bạn đã đọc bài

Related Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *